Nghề chạm khắc Làng Đông Giao

Nghề chạm ở Đông Giao có ít ra từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 thì đã có uy tín không những ở Bắc Kỳ mà cả ở Trung Kỳ nên nhà Nguyễn đã triệu thợ Đông Giao tiến kinh phục dịch[2] theo lệ trưng tập. Một số sau định cư hẳn ở Huế và lập ra xóm Đông Tiến, dùng tên cũ của một trong ba thôn xưa ở Đông Giao.[1]

Tay nghề Đông Giao chủ yếu làm công đoạn điêu khắc, thường là đồ thờ tự bát bộ, hương án, cửa võng... sau thì giao hàng lại cho làng khác phủ sơn, khảm ốc hoặc thếp vàng.

Nghề truyền thống làm mộc sang thế kỷ 20 đã mai một, đến thập niên 1980 mới phục hồi lại tuy nay ngoài các mặt hàng truyền thống thì làng còn làm tượng và trang trí phẩm, một số xuất cảng sang Trung Quốc.[3]